Nguyên nhân rụng tóc có sẹo & cách điều trị

Rụng tóc có sẹo không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ của người bệnh mà còn khiến tóc rụng vĩnh viễn do nang tóc bị phá hủy. Bởi vậy, khắc phục kịp thời chứng rụng tóc có sẹo luôn là điều cần làm sớm để giảm thiểu tối đa hậu quả có thể xảy ra.

Rụng tóc có sẹo là gì?

Rụng tóc có sẹo hay còn được gọi là rụng tóc có vảy là tình trạng các nang tóc ẩn sâu dưới da đầu bị phá hủy do sự viêm, nhiễm trùng hoặc các rối loạn rụng tóc, từ đó gây sẹo và rụng tóc vĩnh viễn trên da đầu.

Rụng tóc có sẹo có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Mặc dù có tỉ lệ mắc thấp (chỉ khoảng từ 3% – 7%) nhưng rụng tóc có sẹo lại gây những ảnh hưởng nặng nề về tính thẩm mĩ cũng như tâm lý người bệnh do tóc bị rụng vĩnh viễn kèm theo sẹo da đầu.

Một hình ảnh rụng tóc có sẹo

Triệu chứng rụng tóc có sẹo thường gặp

Hầu hết chứng rụng tóc có sẹo đều có biểu hiện đầu tiên là tóc rụng theo từng mảng nhỏ. Diện tích mảng này có thể mở rộng to dần theo thời gian. Ngoài ra, vùng da đầu bị rụng tóc có sẹo có thể đi kèm theo một số triệu chứng khác như:

  • Ngứa, ngứa râm ran da đầu
  • Có các nốt mụn mủ, mụn nước
  • Tăng hoặc giảm sắc tố ở vùng da đầu bị rụng tóc có sẹo
  • Phồng rộp hoặc chảy máu da đầu
  • Có cảm giác bỏng rát, đau ở da đầu
  • Xuất hiện các nốt sần mẩn hoặc nút sừng ở nang lông tóc.

Tuy nhiên, một số trường hợp khác lại cho biết họ không có các biểu hiện kèm theo nào đáng chú ý.

Nguyên nhân gây rụng tóc có sẹo do đâu?

Bệnh tự miễn, rối loạn rụng tóc và các bệnh lý da đầu được cho là các tác nhân chính gây tình trạng rụng tóc có sẹo. Cụ thể:

Do lichen planopilaris

Lichen planopilaris hay còn gọi là lichen phẳng nang lông là một dạng rối loạn rụng tóc gây rụng tóc có sẹo. Người bị rụng tóc do lichen planopilaris  thường xuất hiện các nốt sẩn mẩn, đỏ rát ở quanh nang lông tóc. Theo thời gian, các sần nang lông này có thể phát triển lan rộng tới các vùng da đầu khác thậm chí là các chi tay – chân.

Hình ảnh một nữ giới bị lichen planopilaris trên da đầu

Để xác định lichen planopilaris gây rụng tóc có sẹo cần tiến hành sinh thiết tế bào nang tóc để cho kết quả chính xác.

Do mắc bệnh lupus đỏ

Bệnh lupus đỏ là một dạng bệnh tự miễn gây tổn thương hầu hết đến các hệ cơ quan trong cơ thể bao gồm cả nang tóc. Hiện nay, người ta vẫn chưa tìm ra các nguyên chính xác gây ra căn bệnh tự miễn này.

Người bị lupus đỏ khiến tóc rụng có sẹo thường có các biểu hiện chung như: bị rụng tóc, tóc khô xơ, dễ gãy, có các nốt ban đỏ, nút sừng nang lông, bị tăng hoặc giảm sắc tố tại chỗ,… Tùy thuộc vào từng loại lupus đỏ mà người bệnh có thể kèm theo các biểu hiện lupus đỏ hệ thống hoặc không.

Bị rụng tóc giả thể mảng Brocq

Những người bị rụng tóc giả thể mảng Brocq thường thấy tóc bị rụng thành từng mảng nhưng không xuất hiện nốt viêm hoặc dày sừng nang nông. Tuy nhiên, các mảng rụng tóc sẽ dần xuất hiện sẹo tại chỗ và không thể mọc lại tóc do nang tóc đã bị phá hủy từ dưới bề mặt da đầu.

Do viêm nang lông Decalvans

Viêm nang lông Decalvans xảy ra khi các khuẩn không có lợi như khuẩn tụ cầu xâm nhập và gây bệnh tại các vị trí nang lông tóc. Người bị viêm nang lông Decalvans kéo dài sẽ thấy xuất hiện các vùng mủ mụn sưng đỏ, các vết trợt, vảy tiết da đầu tái đi tái lại nhiều lần gây rụng tóc có sẹo (thường là màu trắng ngà), hói đầu.

Bị rụng tóc có sẹo do viêm nang lông Decalvans

Do nấm da đầu Kerion celsi

Bệnh nấm da đầu Kerion celsi là một nguyên nhân chính gây rụng tóc có sẹo ở trẻ nhỏ. Khi bị nấm Kerion celsi, cơ thể bé sẽ có phản ứng mạnh làm hình thành nhiều tầng mủ trên da đầu gây viêm da đầu và tóc rụng có sẹo.

Chẩn đoán rụng tóc có sẹo

Để có thể chẩn đoán chính xác bạn có phải bị rụng tóc có sẹo hay không thì bác sĩ da liễu thường tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng (sinh thiết da đầu) và kết hợp hỏi thêm các bệnh lý về da đầu (nếu có).

Thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp vùng da đầu bị rụng tóc, đánh giá sơ bộ bên ngoài; hỏi người bệnh về chi tiết các triệu chứng đang gặp phải. Ngoài ra, bạn cũng có thể được hỏi về các bệnh lý như: bệnh lupus, bệnh lý da đầu, bệnh thiếu máu hoặc các bệnh về tuyến giáp,…

Sinh thiết da đầu. Tiến hành sinh thiết da đầu có thể giúp chẩn đoán chính xác bạn có phải bị rụng tóc có sẹo hay không? Thường các mẫu sinh thiết sẽ được tách lấy sau khi khám lâm sàng để tiến hành phân tích và người bệnh sẽ được hẹn giờ đến lấy kết quả.

Xem thêm: Rụng tóc khám ở đâu uy tín?

Điều trị rụng tóc có sẹo bằng cách nào?

Để hạn chế tối đa các tổn thương và rụng tóc vĩnh viễn do rụng tóc có sẹo gây ra thì người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây rụng tóc có sẹo khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị rụng tóc có sẹo thường gặp, mời bạn đọc cùng tham khảo thêm:

Dùng thuốc kháng sinh và chống viêm

Với các trường hợp rụng tóc có sẹo có liên quan đến tế bào viêm lympho gây phá hủy nang lông như rối loạn rụng tóc lichen planopilaris, viêm nang lông Decalvans, bệnh lý viêm da đầu thì bác sĩ có thể điều trị với một số thuốc như:

Dùng thuốc kháng sinh và chống viêm điều trị rụng tóc có sẹo
  • Thuốc chống viêm dạng uống như: thuốc hydroxychloroquine
  • Thuốc kháng sinh kết hợp với isotretinoin nhằm chống nhiễm khuẩn như: methotrexate, cyclosporin , tacrolimus, thalidomide
  • Thuốc dạng tiêm corticosteroid trực tiếp như: thuốc triamcinolone acetonide
  • Có thể kết hợp một số thuốc chống viêm dạng bôi tại chỗ.

Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh và chống viêm dùng trong điều trị rụng tóc có sẹo sẽ cần ít nhất từ 6 – 12 tháng để các triệu chứng cải thiện rõ rệt, tóc ít gãy rụng hoặc không rụng. Trường hợp rụng tóc có sẹo tái phát trở lại sau đó thì người bệnh sẽ cần đợt điều trị mới để cải thiện tình trạng bệnh.

Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu – PRP là phương pháp chiết tách lấy huyết tương từ chính máu của người bệnh rụng tóc có sẹo để tiêm trực tiếp vào các vùng da đầu rụng tóc, từ đó làm giảm viêm và giúp vết thương máu lành.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu điều trị rụng tóc có sẹo đem lại một số kết quả tích cực với một số nguyên nhân gây bệnh nhất định như do lichen planopilaris. Bên cạnh đó, PRP cũng được ứng dụng khá rộng rãi trong điều trị rụng tóc không sẹo.

Huyết tương giàu tiểu cầu sau khi đã chiết tách

Có thể áp dụng cấy tóc điều trị rụng tóc có sẹo?

Cấy tóc (cấy tóc tự thân) được thực hiện bằng cách tách lấy nang tóc ở các vùng khỏe mạnh để cấy vào vùng da đầu bị rụng tóc. Phương pháp này có khả năng giúp cải thiện chứng rụng tóc hói đầu vĩnh viễn và được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Nhưng cấy tóc tự thân có phù hợp trong điều trị rụng tóc có sẹo?

Trên thực tế, từng có nhiều cuộc thực nghiệm tiến hành cấy tóc điều trị rụng tóc có sẹo, nhưng các kết quả cho thấy đây không phải là một phương pháp điều trị hiệu quả với người bị rụng tóc có vảy. Lý do bởi các nang tóc dưới bề mặt da đầu bị phá hủy và làm hình thành các mô sẹo lồi lõm ẩn bên dưới, điều này ngăn cản khiến các nang tóc mới cấy khó có thể phát triển bình thường.

Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn vẫn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về trường hợp rụng tóc có sẹo của bạn có phù hợp khi điều trị bằng cấy tóc tự thân hay không?

Phòng ngừa rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe tự nhiên

Để phòng ngừa rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe bạn có thể tham khảo bổ sung thêm sản phẩm chăm sóc tóc Maxxhair với công dụng hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc từ sâu bên trong.

Viên uống Maxxhair là thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe mái tóc đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép số XNCB: 3868/2017/ATTP-XNCB , đã được lưu hành trên thị trường hơn 10 năm nay.

Maxxhair có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ mái tóc của bạn toàn diện từ ngoài vào trong với 3 tác dụng kép đồng thời:

  • Ngăn ngừa gãy rụng tóc và hỗ trợ giảm số lượng tóc rụng tự nhiên.
  • Nuôi dưỡng nang tóc, giúp nang tóc chắc khỏe từ sâu bên trong nhờ nguồn vitamin và dưỡng chất được cung cấp đều đặn mỗi ngày; giúp sợi tóc mới mọc đen và bóng khỏe hơn.
  • Thúc đẩy quá trình mọc tóc nhanh hơn nhờ khả năng kích thích nang tóc phát triển nhanh hơn 60% so với thông thường.

Hướng dẫn sử dụng Maxxhair hiệu quả:

  • Dùng uống 4 viên/ngày, chia 2 lần sáng – tối trong thời gian đầu nhằm hỗ trợ giảm rụng tóc, giúp tóc khỏe hơn.
  • Dùng uống 2 viên/ngày, chia 2 lần sáng – tối khi mái tóc phục hồi và bắt đầu có tóc con mọc lởm chởm.

Lưu ý: Uống Maxxhair sau khi ăn no khoảng 30 phút. Nên dùng đủ liệu 3 tháng để có hiệu quả tốt.

Để tìm hiểu chi tiết các thông tin về viên mọc tóc Maxxhair cũng như được giải đáp các vấn đề liên quan đến mái tóc, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn phí 18001564 hoặc kết nối Zalo +84941542266 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé.

Cập nhật lúc: 13/03/2024
*CẢNH BÁO* Hiện nay có một số đối tượng giả danh công ty Thái Minh để “lừa dối” khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH sẽ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để liên hệ GỌI RA và chăm sóc khách hàng. Trân trọng!

Các thông tin trên website Maxxhair.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.vn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.

Loading...