Rụng tóc toàn thể: Chi tiết nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Rụng tóc toàn thể xảy ra khi da đầu bị rụng tóc hoàn toàn và nó có thể lan rộng gây rụng lông mày, lông mi mắt, lông tay, lông chân… Đây là một bệnh rụng tóc ít gặp nhưng rất khó lường. Người bệnh cần kiên trì trong quá trình chữa trị mới có thể đạt được hiệu quả cải thiện rụng tóc toàn thể.
Mục lục
- 1. Rụng tóc toàn thể là gì?
- 2. Nguyên nhân rụng tóc toàn thể do đâu?
- 3. Triệu chứng rụng tóc toàn thể
- 4. Chẩn đoán xác định rụng tóc toàn thể
- 5. Rụng tóc toàn thể có tự khỏi được không?
- 6. Các phương pháp điều trị rụng tóc toàn thể
- 7. Tham khảo TPCN Maxxhair – Hỗ trợ giảm rụng tóc kích thích mọc tóc từ bên trong
Rụng tóc toàn thể là gì?
Rụng tóc toàn thể (Alopecia Totalis) còn gọi là rụng tóc toàn thân là một dạng rụng tóc phát triển từ bệnh rụng tóc từng mảng (Alopecia Areata) và có cấp độ nặng hơn so với rụng tóc từng mảng. Người bị rụng tóc toàn thể thường ban đầu chỉ bị rụng tóc ở một vài đốm nhỏ trên da đầu nhưng lâu dần vùng rụng tóc lan rộng ra toàn bộ da đầu khiến người bệnh không có tóc trên da đầu gây tình trạng hói đầu.
Ngoài ra, rụng tóc toàn thể còn có thể gây rụng các vùng nang lông khác trên cơ thể như: rụng lông mày; rụng lông mi; rụng râu; rụng lông tay, lông chân, lông mu, lông nách làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp ngoại hình tâm lý cũng như sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng dưới 10% người bị rụng tóc từng mảng có thể phát triển lên thành rụng tóc toàn thể. Ước tính hiện tại có khoảng 0,03% dân số trên thế giới đang mắc chứng rụng tóc này và tỉ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng trong những năm gầy đây.
Rụng tóc toàn thể có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ giới nhưng thường xảy ra nhiều nhất ở thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 – 29 tuổi. Nó càng phổ biến hơn với người có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh tự miễn dịch khác.
Nguyên nhân rụng tóc toàn thể do đâu?
Hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra rụng tóc toàn thể. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng yếu tố di truyền và mắc bệnh tự miễn là 2 tác nhân chính gây rụng tóc toàn thể.
Yếu tố di truyền. Các con số thống kê đã cho thấy, có khoảng 20% những người bị rụng tóc toàn thể từng có người trong gia đình bị bệnh rụng tóc từng mảng. Điều này chứng minh tính di truyền có tác động làm phát sinh Alopecia Totalis.
Xem thêm: Hói có chữa được không?
Do người bệnh bị mắc bệnh tự miễn. Một tỉ lệ khá lớn người bị rụng tóc toàn thể cũng được cho là do bệnh tự miễn gây ra. Lúc này, hệ thống miễn dịch “xảy ra lỗi” và chúng xác định “nhầm” các nang lông kích thích mọc tóc là mối đe dọa gây hại cho cơ thể nên đã tiến hành tấn công ức chế sự phát triển nang tóc khiến tóc bị rụng toàn bộ khỏi da đầu và không thể mọc lại tóc con mới.
Ngoài 2 yếu tố trên, các yếu tố môi trường khác cũng có thể tác động làm phát sinh chứng rụng tóc toàn thân như:
- Nhiễm trùng da đầu;
- Tác dụng phụ của thuốc;
- Căng thẳng stress;
- Các loại bệnh tật khác như: đái tháo đường type 1; bệnh tuyến giáp tự miễn; bệnh dị ứng; bệnh bạch biến; viêm ruột.
Triệu chứng rụng tóc toàn thể
Những triệu chứng rụng tóc toàn thể thường gặp:
– Ban đầu tóc rụng ở 1 hoặc vài mảng tròn có kích thước nhỏ trên da đầu. Các sợi tóc ở rìa quanh vùng rụng tóc có thể nhìn như hình chấm than thân trên sợi tóc dày dặn nhưng bị mỏng dần ở phần gốc tóc sát với da đầu.
– Tóc con có thể mọc lại trong một vài tháng sau đó mới rụng hẳn. Sợi tóc mọc lại thường chuyển màu và yếu, thân tóc mảnh, dễ bị gãy rụng tiếp.
– Da đầu vẫn có thể nhìn thấy các lỗ nang tóc. Tuy nhiên, các nang tóc này đang bị mất khả năng kích thích mọc tóc con trở lại.
– Khi kéo dài thấy vùng tóc rụng từng mảng lan rộng ra xung quanh và lâu dần là tóc rụng ở toàn bộ da đầu gây hói tóc.
– Có thể bị rụng nang lông trên các vùng cơ thể khác như: lông mày; lông mi; nông lách; lông mu; lông tay; lông chân.
– Da đầu có thể bị ban đỏ hoặc xuất hiện vảy.
– Xuất hiện hiện tượng rỗ móng tay; móng tay giòn và dễ gãy.
– Có thể bị bệnh nấm móng.
Chẩn đoán xác định rụng tóc toàn thể
Để kiểm tra người bệnh có đang bị rụng tóc toàn thể hay không? Các bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể tiến hành làm các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.
Thăm khám lâm sàng:
Bác sĩ có thể tiến hành hỏi tiền sử bệnh và khám lâm sàng các bộ phận như:
- Thời gian rụng tóc từ một chấm nhỏ trên da đầu cách đây bao lâu? Lượng tóc rụng thế nào?
- Các bệnh lý tiền sử (nếu có).
- Các loại thuốc hoặc các loại thực phẩm chức năng đã sử dụng gần đây nhất?
- Tiền sử gia đình có người từng mắc các bệnh về tóc, đặc biệt là rụng tóc từng mảng, hói đầu không?
– Vùng da đầu bị rụng tóc: có thấy lỗ nang tóc không? là rụng tóc có sẹo hay không có sẹo? có các dấu hiệu viêm, nhiễm trùng, sưng đỏ da đầu… hay không?
– Sợi tóc rụng: là sợi tóc bình thường hay sợi tóc có dạng hình chấm than bị teo mỏng dần ở phần gốc.
– Móng tay, móng chân có hiện tường gì bất thường không?
Thăm khám hoặc các xét nghiệm cận lâm sàng:
Hỏi tiền sử và các đánh giá bên ngoài không đủ để kết luận chính xác rụng tóc toàn thể. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiếp tục thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán bệnh.
Các xét nghiệm có thể như:
– Soi da đầu
– Nội soi Trichoscopy: nhằm đánh giá các nang tóc ẩn dưới da đầu, tìm kiếm có thấy các chấm vàng quanh nang lông, các chấm đen, các sợi lông thuôn nhọn và các lông vellus quanh nang tóc không?
– Sinh thiết da đầu: đục 2 lỗ kích thước khoảng 4mm trên da đầu, tiến hành một cắt dọc và một cắt ngang để đánh giá kỹ lưỡng nang tóc.
– Làm các xét nghiệm khác như: xét nghiệm tuyến giác; xét nghiệm máu; thuốc thử nhanh trong huyết tương (RPR), testosterone huyết tương, dehydroepiandrosterone sulfate (DHEA-S), và kháng thể kháng nhân (ANA) để loại bỏ các bệnh lý rụng tóc khác có thể xảy ra như: rụng tóc telogen; rụng tóc anagen…
Rụng tóc toàn thể có tự khỏi được không?
Rụng tóc toàn thể có tự khỏi được không? Các số liệu thống kê cho thấy tỉ lệ người có thể tự khỏi rụng tóc toàn thể là rất thấp (nhưng vẫn có). Và đại đa số các trường hợp bị Alopecia Totalis thường không thể tự khỏi và có xu hướng lan rộng dần, bắt đầu từ chứng rụng tóc từng mảng.
Rụng tóc toàn thể cũng được đánh giá là một căn bệnh rụng tóc khó lường. Hiện nay chưa có thuốc trị hoàn toàn chứng rụng tóc toàn thể. Trong quá trình chữa trị, người bệnh cũng cần có sự hợp tác và kiên trì áp dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong thời gian dài mới mong cải thiện rụng tóc toàn thể hiệu quả.
Các phương pháp điều trị rụng tóc toàn thể
Theo các tài liệu nghiên cứu, các phương pháp điều trị rụng tóc toàn thể hữu hiệu nhất được tìm thấy là sử dụng Steroid tại chỗ; liệu pháp miễn dịch tại chỗ; Steroid toàn thân; đèn chiếu _ liệu pháp quang động lực (PDT) hoặc các chất ức chế miễn dịch.
Liệu pháp miễn dịch tại chỗ
Liệu pháp điều trị tại chỗ là phương pháp đem lại hiệu quả khá tốt trong điều trị rụng tóc từng mảng. Và nó cũng được cho là có kết quả khi áp dụng với bệnh nhân bị rụng tóc toàn thể, hói tóc hoàn toàn.
Phương pháp này được áp dụng theo nguyên lý: sử dụng các kháng nguyên mạnh có chứa Diphenylcyclopropenone (DPCP, diphencyprone) hoặc Squaric acid dibutyl ester (SADBE) dán trực tiếp vào toàn bộ vùng da đầu bị rụng tóc toàn thể nhằm tác động làm viêm da dị ứng tiếp xúc với các biểu hiện như ngứa; tróc vảy; hồng ban da đầu… để kích thích mọc tóc con trở lại.
Liệu pháp miễn dịch tại chỗ thường được áp dụng hàng tuần để cho hiệu quả điều trị rụng tóc toàn thể. Điểm nổi bật của liệu pháp miễn dịch tại chỗ là tỉ lệ tái phát rụng tóc thấp hơn nhiều so với các phương pháp khác sau khi ngừng điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp: kích ứng cục bộ, ngứa hoặc ban đỏ; có thể ngứa nổi hạch bạch huyết tại vùng cổ; bị bóng nước; chàm toàn thân; hồng ban đa dạng; tăng hoặc giảm sắc tố da, mề đay…
Thuốc ức chế miễn dịch
Điều trị rụng tóc toàn thể bằng thuốc ức chế miễn dịch thường được lựa chọn thứ 2 nếu người bệnh áp dụng liệu pháp miễn dịch tại chỗ không thành công. Phướng pháp này có thể áp dụng có cả người lớn và trẻ em với từng loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn bị rụng tóc trở lại su khi ngừng dùng thuốc. Thời gian sử dụng thuốc ức chế miễn dịch chỉ nên giới hạn từ 6 – 12 tháng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Một số nhóm thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng điều trị rụng tóc toàn thể như:
- Thuốc Cyclosporine: thường được sử dụng trị liệu rụng tóc toàn thân ở người lớn với liều dùng từ 3 đến 5 mg / kg / ngày.
- Thuốc Methotrexate: sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn với định lượng hàng tuần, thường từ 15 đến 25mg.
- Thuốc Azathioprine: có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với steroid toàn thân để cho hiệu quả trị rụng tóc toàn thân tốt hơn.
- Nhóm thuốc ức chế Janus kinase (JAK) như: thuốc Tofacitinib, thuốc Ruxolitinib và thuốc Baricitinib.
Lưu ý: Các loại thuốc ức chế miễn dịch điều trị rụng tóc toàn thể đều gây tác dụng cho người dùng trong quá trình điều trị.
Áp dụng Steroid tại chỗ
Phương pháp Steroid tại chỗ là hướng điều trị bảo tồn ban đầu cho rụng tóc toàn thể. Dung dịch Clobetasol 0,05% hoặc bọt Clobetasol 0,05% là những Steroid tại chỗ “siêu mạnh” thường được lựa chọn nhiều nhất.
Chữa trị rụng tóc toàn thể bằng Steroid tại chỗ áp dung nhiều nhất với trẻ em dưới 10 tuổi kèm theo các biểu hiện nặng. Kết quả cho thấy các bé bị rụng tóc toàn thể dưới 1 năm có phản ứng thuốc tốt hơn so với bé bị mắc rụng tóc toàn thân trong thời gian dài.
Steroid toàn thân
Steroid toàn thân cũng là một phương pháp được sử dụng ban đầu với mục đích kích thích mọc tóc cho người bệnh bị rụng tóc toàn thân. Nó được áp dụng nhiều cho người lớn. Tuy nhiên, sau khi ngừng điều trị người bệnh có nguy cơ cao bị tái phát rụng tóc toàn thể trở lại.
Các thuốc Steroid toàn thân thường được sử dụng như:
- Tiêm Triamcinolone hàng tháng
- Dùng Prednisone theo đường uống và Methylprednisolone dạng xung theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp: mọc mụn trứng cá; cơ thể tăng cân, đau bụng kinh…
Liệu pháp quang động (PDT)
Liệu pháp quang động (PDT) là một dạng của liệu pháp quang học. Chúng được sử dụng điều trị bệnh bằng cách sử dụng một chất hóa học nhạy sáng và kết hợp với ánh sáng, oxy phân tử để tác động tiêu diệt các tế bào gây hại. Tuy nhiên, đối với điều trị rụng tóc, phương pháp này có các tác dụng phụ nguy hại cho da và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng nên rất ít được áp dụng trong điều trị rụng tóc toàn thể ở người bệnh.
Liệu pháp quang động (PDT) điều trị rụng tóc toàn thể được áp dụng theo nguyên lý: sử dụng một chất nhạy sáng thoa lên vùng da đầu rụng tóc toàn thể chẳng hạn như axit 5-aminolaevulinic (ALA), sau đó tiến hành đưa vùng da đầu tiếp xúc với ánh sáng UVA nhằm kích thích mọc tóc mới cho da đầu.
Ngoài liệu pháp PDT, một phương pháp tương tự là liệu pháp quang động kết hợp với Psoralen và tia cực tím A (PUVA) cũng có thể được bác sĩ cân nhắc áp dụng điều trị rụng tóc toàn thể.
Thận trọng: Các liệu pháp quang động hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và kết quả đạt được là khác nhau. Người bệnh nên thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng PDT bởi có những báo cáo về tác dụng phụ cho thấy liệu pháp quang học có thể gây ra các bệnh ác tính trên da đầu.
Nguồn tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/320504
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK563225/#:~:text=Alopecia%20totalis%20is%20a%20chronic,treated%20early%20in%20its%20course.
Tham khảo TPCN Maxxhair – Hỗ trợ giảm rụng tóc kích thích mọc tóc từ bên trong
Với các trường hợp bị rụng tóc, rụng tóc nhiều hoặc rụng tóc toàn thể không phải nguyên nhân do di truyền, bệnh tự miễn thì có thể tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ giảm rụng tóc kích thích mọc tóc bên trong hiệu quả không gây tác dụng phụ như viên mọc tóc Maxxhair.
Viên uống Maxxhair là sản phẩm chăm sóc sức khỏe mái tóc đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép số XNCB: 3868/2017/ATTP-XNCB , đã được lưu hành trên thị trường hơn 10 năm nay.
Maxxhair có thành phần là các dưỡng chất chăm sóc sức khỏe mái tóc toàn diện từ bên trong như:
– Thành phần POLYAKTIV (chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản) có tác dụng gần tương đương với thuốc trị rụng tóc Minoxidil làm giảm rụng tóc và hỗ trợ nang tóc khỏe mạnh, kích thích tóc mọc nhanh hơn 60% so với bình thường (kết quả công bố nghiên cứu từ Tập đoàn Ozyra Oil & Fat Chemical (Nhật Bản).
– Phức hợp Kẽm và L’arginin hỗ trợ trị rụng tóc từ bên trong nhờ khả năng làm giảm nồng độ DHT dư thừa trong cơ thể.
– Hà thủ ô đỏ, Biotin, vitamin B, bột nấm tai mèo là các dưỡng chất giúp tóc con mọc khỏe và bóng mượt hơn, đẩy nhanh quá trình mọc tóc cho mái tóc nhanh dài dày hơn.
– Hoạt chất L-Carnitine fumarate hỗ trợ giảm dầu nhờn da đầu giúp chân tóc sạch thoáng.
Để tìm hiểu chi tiết các thông tin về viên mọc tóc Maxxhair cũng như được giải đáp các vấn đề liên quan đến tóc, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn phí 18001564 hoặc kết nối Zalo +84941542266 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé.
Các thông tin trên website Maxxhair.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.vn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.