Bị hói đầu khi còn trẻ: Nguyên nhân & hướng khắc phục!
Hói đầu khi còn trẻ mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại có tác động lớn về ngoại hình, tâm lý, sự tự tin của người những người trẻ. Vậy hói đầu khi còn trẻ có nguyên nhân do đâu và nên khắc phục bằng cách nào?
Mục lục
Các biểu hiện “cảnh báo” bị hói đầu khi còn trẻ
Hói đầu là hiện tượng tóc rụng hoàn toàn tập trung ở một hoặc nhiều vùng da đầu làm hình thành các mảng da đầu không có tóc (bị mất tóc). Hói đầu thường tập trung nhiều nam giới độ tuổi trung niên ngoài 40 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ (chỉ khoảng 20 tuổi) đang xảy ra ngày càng phổ biến khiến nhiều bạn trẻ lo lắng khi mái tóc bị rụng nhiều bất thường.
Người bị hói đầu khi còn trẻ thường xuất hiện các triệu chứng với mức độ nặng dần theo thời gian như:
- Tóc rụng nhiều bất thường.
- Nhiều vùng tóc trên da đầu mỏng dần, đặc biệt là vùng tóc đỉnh đầu, tóc 2 bên thái dương.
- Tóc có thể rụng ồ ạt, đột ngột trong một thời gian ngắn nhưng rụng đều ở các vị trí và không xuất hiện các mảng hói tóc.
- Tóc bị rụng từng mảng với diện tích to, nhỏ khác nhau. Đây còn gọi là hói đầu từng mảng, là một dạng của rụng tóc hói đầu
Nguyên nhân bị hói đầu khi còn trẻ do đâu?
Do yếu tố di truyền
Di truyền được xem là một nguyên nhân chính gây tình trạng hói đầu khi còn trẻ. Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% – 25% nam giới bị hói đầu khi còn trẻ (khoảng 20 tuổi). Nữ giới cũng có thể bị hói đầu khi còn trẻ do di truyền, tuy nhiên tỉ lệ thấp hơn và mức độ thường nhẹ hơn nam giới.
Cho tới hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa làm rõ được cơ chế rụng tóc hói di truyền ở các trường hợp này. Các kết quả nghiên cứu mới chỉ xác định được những gia đình có bố hoặc ông nội bị hói đầu thì tỉ lệ người con trai/cháu trai có nguy cơ hói đầu khi còn trẻ cao hơn so với người bình thường.
Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và các vitamin cần thiết cho tóc phát triển như: Biotin, kẽm, sắt, vitamin nhóm B, Selen, Canxi, vitamin A, vitamin C,… cũng là một nguyên nhân tác động gây tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ. Nguyên nhân này thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
Do thiếu máu
Máu có nhiệm vụ vận chuyển các dưỡng chất và vitamin tới nuôi dưỡng các nang tóc ẩn dưới da đầu để nang tóc có khả năng phát triển duy trì sức khỏe sợi tóc đồng thời thúc đẩy quá trình mọc tóc mới.
Khi bị thiếu máu lên não bộ và da đầu, các nang tóc thường bị suy yếu do không nhận đủ các vitamin cần thiết, từ đó khiến tóc rụng và gây hói đầu, hói đầu khi còn trẻ.
Do để tóc tiếp xúc với hóa chất làm tóc quá nhiều
Các loại thuốc làm tóc như thuốc uốn tóc, thuốc ép tóc, thuốc tẩy, thuốc nhuộm màu tóc,… khi sử dụng quá nhiều có thể khiến nang tóc bị suy yếu, sợi tóc khô xơ, mất độ đàn hồi, tóc yếu và dễ gãy rụng nhiều gây hói đầu sau thời gian dài lạm dụng các loại thuốc làm tóc.
Do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Nếu cơ thể bị thừa hormone DHT thì bạn có nguy cơ cao bị hói đầu khi còn trẻ. Các DHT dư thừa này có khả năng liên kết với các thụ thể quanh nang tóc làm chặn nguồn dưỡng chất nuôi dưỡng tóc. Từ đó, làm nang tóc dần teo nhỏ không giữ được chân tóc khiến chân tóc yếu dễ rụng nhiều.
Để loại trừ các DHT cải thiện chứng hói đầu khi còn trẻ, các nhà khoa học chỉ ra cần sử dụng các loại thuốc trị hói có khả năng ức chế 5α-reductase – một loại enzym quan trọng có nhiệm vụ xúc tác thúc đẩy quá trình chuyển hóa hormone testosterone thành DHT.
Các nguyên nhân khác
Một số tác nhân khác có thể tác động làm hình thành chứng hói đầu khi còn trẻ như:
- Do stress, căng thẳng
- Do uống nhiều bia, rượu, sử dụng chất kích thích
- Chăm sóc tóc chưa đúng cách
- Do các bệnh lý da đầu như viêm, nấm da đầu
- Do thực hiện xạ trị, hóa trị các loại bệnh ung thư.
Bị hói đầu khi còn trẻ khắc phục bằng cách nào?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây hói đầu khi còn trẻ, mức độ hói đầu nhẹ hay nguy cơ hói đầu vĩnh viễn mà bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc và lựa chọn phương án khắc phục hói đầu phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị hói đầu khi còn trẻ thường gặp, bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Uống thuốc trị hói đầu
Nếu cơ thể bị rối loạn nội tiết tố dư thừa hormone DHT gây hói đầu khi còn trẻ thì người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc trị hói đầu có khả năng làm giảm nồng độ DHT trong máu như:
Thuốc trị hói đầu Finasteride
Finasteride là thuốc trị hói đầu cho nam giới đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng. Thuốc Finasteride có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym 5α-reductase, từ đó làm gián đoạn quá trình chuyển hóa testosterone sang DHT giúp cho nang tóc có thể phục hồi và giữ chân tóc khỏe, hạn chế tình trạng rụng tóc.
Thuốc Dutasteride trị hói đầu
Các ghi nhận cho thấy thuốc Dutasteride cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng DHT dư thừa trong cơ thể tương tự như thuốc Finasteride thông qua khả năng ức chế hoạt động của enzym 5α-reductase. Thậm chí, Dutasteride còn ghi nhận hiệu quả trị hói đầu tốt hơn 20% – 24% so với thuốc Finasteride.
Tuy nhiên, thuốc trị hói đầu cho nam giới Dutasteride chưa được FDA chấp nhận chính thức. Nó thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp thuốc Finasteride không đáp ứng hiệu quả.
Xem thêm: Thuốc mọc tóc nhanh cho nam
Thuốc trị hói Minoxidil
Minoxidil là thuốc trị hói đầu bôi tại chỗ có thể dùng được cho cả nam và nữ giới. Thuốc Minoxidil tập trung vào việc làm giãn nở các mạch máu trên da đầu, giúp lượng máu và oxy di chuyển tới nuôi dưỡng nang tóc nhiều hơn, nhờ đó giúp sợi tóc khỏe, ít gãy rụng và kích mọc thêm tóc mới.
Lưu ý:
Các loại thuốc trị rụng tóc này đều có nhược điểm chung là:
- Trong quá trình dùng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Cần dùng thuốc trị hói đầu liên tục ít nhất 12 tháng để thấy hiệu quả mọc tóc rõ rệt.
- Không có tác dụng trị rụng tóc hói đầu vĩnh viễn. Nếu tóc đã mọc mới và người bệnh không uống liều thuốc duy trì thì tóc vẫn sẽ rụng trở lại trong 3 – 6 tháng sau đó.
Bởi vậy, người bệnh nên tìm hiểu thông tin, xin tư vấn của bác sĩ để việc điều trị hói đầu khi còn trẻ đạt hiệu quả tốt nhé.
Cấy tóc tự thân
Thông thường, phương pháp cấy tóc tự thân được áp dụng với trường hợp bị hói đầu khi còn trẻ có nguyên nhân do di truyền, tóc rụng vĩnh viễn hoặc tái rụng đi rụng lại nhiều lần không cải thiện.
Có 2 phương pháp cấy tóc tự thân chính hiện nay là FUT và FUE. Cả hai phương pháp này đều tiến hành dựa trên nguyên lý tách lấy các nang tóc khỏe cấy vào vùng tóc hói để các nang tóc khỏe phát triển kích mọc tóc mới, giúp làm tăng độ bao phủ tóc trên da đầu, cải thiện tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ.
Ăn uống đủ dưỡng chất
Tăng cường bổ sung dưỡng chất và các vitamin cần thiết cho tóc phát triển khỏe mạnh là cách làm đơn giản để khắc phục tình trạng bị hói đầu khi còn trẻ có nguyên nhân thiếu dưỡng chất, thiếu máu. Khi cơ thể đủ dưỡng chất và khỏe mạnh thì mái tóc cũng có thể phát triển khỏe mạnh, tóc mọc nhanh và số lượng tóc rụng giảm tự nhiên.
Một số nhóm thực phẩm giúp tóc như:
- Cá hồi, cá mòi, hàu, cua, tôm, chai chai, sò, ốc, hến,…
- Thịt bò, thịt gà, ức gà, gà tây, thịt nạc lợn, gan cùng các loại nội tạng động vật;…
- Yến mạch, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt dẻ cười, hướng dương,…
- Rau cải xoong, rau bina, bông cải trắng – xanh, các loại rau họ đậu…
- Hoa quả tươi như đào, cam, dâu tây, đu đủ, bưởi, xoài, kiwi, táo, dưa hấu…
Tham khảo: Tóc rụng nhiều nên ăn gì?
Có cách chăm sóc tóc phù hợp
Đối với người bị hói đầu khi còn trẻ, một chế độ chăm sóc tóc đúng cách và hợp lý là điều rất cần thiết để nang tóc có thể dần tự phục hồi, sợi tóc chắc khỏe và ít gãy rụng hơn. Một số thói quen chăm sóc tóc phù hợp với người bị hói đầu như:
– Dùng lược răng thưa để chải tóc.
– Chỉ nên gội đầu từ 2 – 3 lần/tuần.
– Nên lựa chọn loại dầu gội có chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn như vỏ bưởi, hương nhu, bồ kết… Nên kết hợp sử dụng các loại xả sau khi dùng dầu gội.
– Sau khi gội đầu dùng khăn mềm thấm sạch nước. Chỉ nên sấy qua tóc sau khi gội rồi để tóc khô tự nhiên sau đó.
– Dùng các loại dầu dưỡng tóc 2 lần/ngày vào buổi sáng – tối rồi kết hợp massage da đầu từ 5 – 10 phút để tinh dầu dưỡng tóc thẩm thấu chăm sóc tóc tốt hơn.
– Giữ cho đầu óc thoải mái, tinh thần tích cực, hạn chế stress, căng thẳng.
– Không hút thuốc lá vì khói thuốc lá có tác động không tốt đến sự phát triển tóc, khiến tóc yếu và dễ gãy rụng hơn.
– Bảo vệ, che chắn mái tóc khi đi ra ngoài, không để tóc tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Kết hợp bổ sung viên uống Maxxhair hỗ trợ giảm rụng tóc khi còn trẻ
Cùng với các phương pháp chữa trị hói đầu khi còn trẻ, bạn có thể tham khảo tìm uống thêm các sản phẩm viên uống chăm sóc sức khỏe mái, giúp tóc chắc khỏe và hỗ trợ phòng ngừa rụng tóc từ bên trong như viên uống Maxxhair.
Viên uống Maxxhair là sản phẩm chăm sóc sức khỏe mái tóc đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm định chất lượng và cấp phép số XNCB: 3868/2017/ATTP-XNCB , đã được lưu hành trên thị trường hơn 10 năm nay.
Với thành phần chiết xuất từ mầm gạo Nhật Bản cùng các vitamin dưỡng chất có lợi như: Biotin, kẽm, L’arginin, Hà thủ ô đỏ, vitamin B, bột nấm tai mèo, Maxxhair đem lại các tác dụng kép cho mái tóc như:
- Hỗ trợ giảm rụng tóc từ bên trong nhờ hoạt chất POLYAKTIV chiết xuất từ mầm gạo Nhật có công dụng gần tương đương với thuốc ngăn rụng tóc Minoxidil
- Làm giảm hàm lượng DHT dư thừa, hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể nhờ bộ đôi kẽm và L’arginin.
- Tăng cường các dưỡng chất giúp tăng khả năng kích mọc tóc, làm tóc phục hồi, bóng sáng và chắc khỏe hơn.
Để tìm hiểu chi tiết các thông tin về viên mọc tóc Maxxhair cũng như được giải đáp các vấn đề liên quan đến mái tóc, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn phí 18001564 hoặc kết nối Zalo +84941542266 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé.
Các thông tin trên website Maxxhair.vn chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu, khuyến nghị Quý khách hàng không tự ý áp dụng. Maxxhair.vn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có chỉ định của bác sĩ.